Các chế độ âm thanh cơ bản của đàn Organ

Để chơi được đàn Organ hay và thành thạo, người sẽ phải có sự am hiểu nhất định về các tính năng trong cây đàn organ. Cùng Minh Phụng tìm hiểu các chế độ âm thanh của đàn organ và các kỹ thuật cơ bản khi sử dụng trong bài viết dưới đây nhé!

Các nguyên lý hoạt động âm điệu của đàn Organ

Đàn organ là một loại nhạc cụ rất được ưa chuộng khi có thể mô phỏng được rất nhiều loại âm thanh của nhạc cụ. Để làm được như vậy, người ta sẽ cần thu các loại âm thanh vào băng thu và cài vào trong đàn thông qua hệ thống phím. Nhờ vậy mà người chơi có thể đàn với nhiều nhạc cụ, hòa âm theo tiết điệu sẵn tạo nên sự phong phú cho một bản nhạc.

đàn organ
Nguyên lý hoạt động của đàn organ

Âm thanh đa dạng và khả năng trình diễn thay được cho cả một ban nhạc. Các chế độ âm thanh tích hợp tuyệt vời trong đàn vì thế cũng là một tiêu chí quan trọng để người chơi lựa chọn các loại đàn organ hiện nay.

Cách chỉnh âm thanh cơ bản của đàn Organ

Chỉnh điệu đệm

Đối với đàn organ Yamaha, bạn sẽ ấn nút Style để chỉnh điệu đệm. Đối với Casio Organ thì ấn Rhythm. Sau đó bạn sử dụng bảng số hoặc quay vòng dữ liệu để lựa chọn một giai điệu âm thanh phù hợp với bạn.

Chỉnh tốc độ nhanh chậm

đàn organ
Điều chỉnh các chế độ âm thanh của đàn organ

Nhấn vào nút Tempo trên bảng điều khiển, sau đó sử dụng các nút mũi tên lên xuống hoặc nút + – để lựa chọn tốc độ thích hợp với bản nhạc bạn chơi.

Chỉnh tiếng các loại nhạc cụ

Đối với organ Yamaha, ấn nút Voice; đối với organ Casio ấn nút Tone để chọn loại tiếng phù hợp mà bạn muốn chơi.

Chỉnh các hiệu quả âm thanh

+ Touch Responser: Lựa chọn mức độ cảm ứng trên phím đàn. Đây là chế độ mà Minh Phụng cho rằng nên được sử dụng thường xuyên. Các mức độ lực khác nhau trên phím đàn sẽ là bài tập giúp các ngón tay của bạn thêm linh hoạt và cảm âm tốt. Điều này cũng giúp bạn chơi và diễn đạt các bản nhạc Piano một cách hiệu quả.

+ Sustain: Đây là chế độ tạo tiếng vang ngân dài cho các nốt nhạc. Tuy nhiên, chế độ này cũng có một số hạn chế nếu bạn không quá quen thuộc và việc ngân vang sẽ không thể chủ động. Cách hiệu quả hơn, bạn có thể cắm thêm Pedal vang để sử dụng dưới chân. Pedal sẽ giúp hiệu quả âm vang tốt và dễ dàng như bạn chơi trên đàn Piano thật.

đàn organ
Hiệu ứng âm thanh trên đàn organ

+ Dual Voice: Đây là chế độ hòa tiếng, pha trộn các loại nhạc cụ với nhau. Tùy vào sức sáng tạo và giai điệu âm thanh mà bạn chơi, bạn có thể mix kết hợp hòa âm để có hiệu quả âm thanh tốt nhất

+ Slitvoice: Chế độ này sẽ giúp bạn phân tiếng bằng cách chia đôi bàn phím. Mỗi phần sẽ là một nhạc cụ khác nhau để bạn chơi.

+ Harmony: Đây là chế độ tạo hòa âm, làm tiếng đàn trở nên dày hơn với việc đàn sẽ tạo nên một số nốt ở quãng khác hoặc chơi tremolo,…

>> Tham khảo: Hướng dẫn học chơi đàn Organ dành cho người mới bắt đầu

Các chế độ đệm hợp âm tay trái

+ Split: Chế độ phân tiếng như trên

+ Finger: Chế độ đệm ngón đơn. Tùy vào mỗi hãng sẽ có quy định riêng về bấm hợp âm tay trái

+ Fingered: Chế độ đệm ngón kép. Bạn sẽ chơi được những hợp âm phức tạp và đa dạng hơn so với chế độ Finger. Đây cũng là chế độ đệm tương thích sử dụng cho mọi loại đàn

+ Chế độ khác như: Multi (Đa chức năng), Finger on Bass (Tạo tiếng cho bè trầm), Full Key (Hợp âm toàn bàn phím),….

Cài đặt Bank

Bạn cũng có thể ghi nhớ cài đặt vào Bank tiếng để có thể sử dụng và khai thác một cách dễ dàng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về các chế độ âm thanh của đàn organ mà bạn nên biết. Hy vọng có thể giúp đỡ bạn hiểu hơn cũng như học tập, chơi organ một cách hiệu quả và dễ dàng.

Để biết thêm thông tin chi tiết và lựa chọn các loại đàn organ chất lượng tốt. Vui lòng liên hệ tới Hotline: 0919 768 606  để được Minh Phụng hỗ trợ tư vấn chi tiết!

>> Xem thêm: Pedal Piano là gì? Cấu tạo và cách sử dụng Pedal Piano