Âm giai là gì? Cấu tạo của âm giai trưởng và âm giai thứ

Âm giai là gì? Âm giai được cấu tạo như thế nào? Và những tác dụng tuyệt vời của âm giai mang đến cho bạn trong quá trình học nhạc? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp những thắc mắc trên nhé!

Âm giai là gì?

Âm giai còn được gọi là Gam, Scale, thang âm, là một tập hợp gồm 6 nốt từ thấp đến cao được chọn trong 12 nốt nhạc: C C# D D# E F F# G G# A A# B. Tập hợp này được lựa chọn theo những quy luật khác nhau tùy vào mục đích của người chơi.

Âm giai
Âm giai

Ví dụ:

  • Âm giai Đô trưởng (C): Lấy 8 nốt C – D – E – F – G – A – B – C (Lặp lại nốt C cuối).
  • Trông âm giai Sol trưởng: Lấy 7 nốt G – A – B – C – D – E – F# – G (Lặp lại nốt G cuối).
  • Âm giai Đô trưởng ngũ cung: Lấy 6 nốt C – D – E – G – A – C (Lặp lại nốt C cuối).

Các âm giai thường được phân biệt bởi 2 yếu tố: số lượng nốt và khoảng cách giữa các bậc. Có 5 âm giai cơ bản gồm:

  • Diatonic scale: Âm giai có 7 nốt chứa âm giai trưởng và thứ.
  • Chromatic scale: Âm giai có các nốt cách nhau 1/2 cung (chromatic).
  • Major scale: Âm giai trưởng có 7 nốt.
  • Minor scale: Âm giai thứ có 7 nốt.
  • Pentatonic scale: Âm ngũ cung chỉ có 5 nốt nhạc.

Cấu tạo của âm giai trưởng

Âm giai trưởng
Âm giai trưởng

Âm giai trong hình trên là âm giai Đô trưởng (C) được tạo nên với quy tắc:

Chủ âm + 1 + 1 + ½ + 1 + 1 + 1 + ½ cung

Âm giai Đô trưởng bắt đầu bằng chủ âm C. Ta xác định được 8 nốt trong âm giai là: C D E F G A B C.

Áp dụng theo quy tắc 1, 4, 5 để xác định bộ hợp âm trong âm giai này. Âm thứ nhất, thứ 4 và thứ 5 là hợp âm trưởng. Các hợp âm 2, 3, 6 là hợp âm thứ. Hợp âm thứ 7 là hợp âm dim ( thường ít được sử dụng).

Như vậy, bộ hợp âm của âm giai Đô trưởng ở ví dụ trên là: C Dm Em F G Am B C.

Cấu tạo của âm giai thứ

Âm giai thứ cũng được cấu tạo tương tự, nhưng khác ở thứ tự các nốt. Cụ thể là:

Chủ âm + 1 + ½ + 1 + 1 + ½ + 1 + 1 cung

Cụ thể:

Âm giai La thứ – Am, chủ âm là La. Áp dụng theo quy tắc ở trên thì các nốt trong âm giai La thứ là A B C D E F G A.

Hợp âm thứ nhất, thứ 4 và thứ 5 là hợp âm thứ. Hợp âm thứ 3, 6, 7 sẽ là hợp âm trưởng. Còn hợp âm thứ 2 là hợp âm dim (thường ít sử dụng).

Như vậy, với quy tắc trên thì bộ hợp âm của âm giai La thứ là: Am B C Dm Em F G Am.

Những lưu ý khi xác định cấu tạo âm giai

  • 1 cung = 2 ô trên cần đàn. 1/2 cung = 1 ô trên cần đàn. Từ đó xác định được âm giai trưởng ngay trên cần đàn.
  • Âm giai được bắt đầu và kết thúc bằng chủ âm. Nếu nốt đầu tiên và nốt cuối không trùng nhau thì chứng tỏ bạn đã xác định sai ở bước nào đó.

Nhìn vào 2 tông Đô trưởng và La thứ thì hợp âm của chúng hoàn toàn giống nhau. Vì thế, âm Đô trưởng và La thứ được gọi là 2 âm giai tương đương có chung bộ hợp âm. Kí hiệu: C/Am.

Như vậy, có thể thấy âm giai đóng vai trò vô cùng quan trọng trong một bản nhạc. Nếu được ví như một gia đình, chồng sẽ là âm trưởng, vợ là âm thứ, những đứa con chung chính là các hợp âm. Nhờ cách xác định này mà bạn có thể biết được tất cả các hợp âm của từng tông, cả tông thăng giáng. Đồng thời, bạn cũng biết được những âm giai nào tương đương với nhau

Luyện âm giai có tác dụng như thế nào?

Âm giai
Luyện tập âm giai và lợi ích

Luyện tập âm giai là một bước không thể thiếu trong quá trình bạn học nhạc. Những lợi ích mà âm giai đem lại có thể đến như:

  • Độ cảm âm tốt
  • Xác định giai điệu của bài hát
  • Xác định tone một bài hát
  • Đặt hợp âm cho một ca khúc
  • Solo một ca khúc
  • Lead ngẫu hứng và solo ngẫu hứng

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc về âm giai là gì. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng gọi đến số Hotline: 0919 768 606 để được hỗ trợ chi tiết!

>> Xem thêm: Nhạc lý guitar và những mẹo giúp học nhạc lý hiệu quả