Kiến thức cơ bản cần có khi mua đàn guitar điện

Khi bạn muốn tìm kiếm cho mình cây đàn guitar điện đầu tiên, sẽ có rất nhiều lựa chọn và việc ra quyết định chọn mua đàn guitar điện có thể sẽ gặp khó khăn, cho dù bạn đã có kinh nghiệm nhiều năm chơi đàn guitar acoustic. Bài hướng dẫn này  của Minh Phụng Music sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản cần có khi mua đàn guitar điện để giúp bạn có thể dựa vào đó mà đưa ra quyết định phù hợp nhất với bản thân.

Lựa chọn kiểu dáng khi mua đàn guitar điện

Khác với đàn guitar acoustic có thiết kế vẻ ngoài truyền thống, guitar điện có nhiều hình dáng khác nhau đến từ các thương hiệu khác nhau, việc chọn mua đàn guitar điện với dáng đàn như thế nào sẽ phù thuộc vào sở thích cá nhân của mỗi người. Đây là hai loại dáng đàn thường thấy nhất:

Single-cut: Là thiết kế đàn chỉ có một phần khuyết ở bên dưới cây đàn giúp người chơi có thể dễ dàng chơi những nốt cao.

Double-cut: Dáng đàn sẽ có phần khuyết ở trên lẫn dưới cây đàn, phần khuyết phía trên có thể nhỏ hơn hoặc bằng phần khuyết bên dưới, giúp cho người chơi có thể di chuyển ngón cái dễ hơn ở vị trí tiếp xúc cần đàn và thân đàn. Ngoài ra còn giúp cho cây đàn cân bằng hơn khi đeo dây đàn vì thiết kế đều hai bên.

Cân nhắc về thân đàn

Guitar điện có nhiều loại thân đàn khác nhau và mỗi loại cho ra một âm thanh đặc trưng. Vì vậy, bạn cần phải biết mình muốn một cây đàn thân solid (đặc) hay hollow (rỗng). Sau đây là những khác biệt chính của những loại thân đàn khác nhau:

Solid: Những cây guitar điện solid mang lại độ ngân dài hơn so với đàn hollow, và có thể khuếch đại âm thanh cực lớn mà không lo ngại về hiện tượng feedback (hú). Vì những cây đàn solid không có không gian cộng hưởng như đàn hollow, nên âm thanh của chúng phụ thuộc chủ yếu vào amply. Một số dòng ampli guitar của Yamaha chất lượng như THR series, GA series. Nếu bạn muốn mua đàn guitar điện có kiểu dáng thật đặc biệt, thì đó phải là đàn solid vì hình dáng của chúng thường không ảnh hưởng đến âm thanh.

Semi-hollow: Nằm giữa solid và hollow là guitar điện thân semi-hollow. Có nhiều điểm thú vị của thân đàn semi-hollow, bao gồm âm thanh ấm áp mà nó mang lại, độ ngân tốt. Đàn semi-hollow còn có khả năng hoạt động tốt với amp, tuy nhiên đôi khi vẫn xảy ra hiện tượng feedback. Đàn semi-hollow vì có cấu trúc bán rỗng nên sẽ nhẹ hơn đàn solid.

Hollow: Đàn guitar hollow cho âm thanh hơi hướng như những cây đàn guitar acoustic. Vậy nên bạn cần cân nhắc khi mua đàn guitar điện thân hollow vì loại đàn này cũng thường xảy ra hiện tượng feedback mà những cây đàn acoustic gặp phải khi chơi qua dàn âm thanh, thậm chí tại mức âm lượng trung bình. Điểm nổi bật của đàn guitar hollow là âm thanh ấm áp, bass dày, phù hợp cho thể loại jazz và blues.

Nắm rõ về scale đàn, cấu tạo cần đàn

Độ dài scale (scale length) của cây đàn là chiều dài dây đàn có thể rung tự do trên cây đàn, được đo từ ngựa đàn đến lược đàn. Đàn guitar có scale dài thường cho cảm giác dây có độ căng cao hơn, âm thanh sáng và dải âm bass rõ ràng hơn. Trong khi scale ngắn cho dây đàn cảm giác ít căng hơn, dễ dàng thực hiện các kĩ thuật bend dây đàn hơn, phù hợp với người mua đàn guitar điện có bàn tay nhỏ. Đàn có scale ngắn thường cho âm thanh ấm áp hơn.

Khi chọn mua đàn guitar điện, bạn còn phải chú ý tới cần đàn. Cần đàn của guitar điện thường có 22-24 có thể lên đến 28 ngăn, khuynh hướng nhỏ dần từ đầu đàn đến thân đàn. Ngoài ra, cần đàn thường được gắn liền với thân đàn theo hai kiểu:

Khi chọn mua đàn guitar điện, bạn còn phải chú ý tới cần đàn. Cần đàn của guitar điện thường có 22-24 có thể lên đến 28 ngăn, khuynh hướng nhỏ dần từ đầu đàn đến thân đàn. Ngoài ra, cần đàn thường được gắn liền với thân đàn theo hai kiểu:

Set-neck: cần đàn được cố định vào thân đàn bằng keo. Phương pháp này sẽ ổn định hơn và cho cây đàn độ ngân và cộng hưởng tốt hơn, tuy nhiên sẽ khó hay thậm chí là không thể sửa chữa và thay thế.

Chú ý đến ngựa đàn

Ngựa đàn được gắn ở phần dưới của thân đàn guitar, được thiết kế để phù hợp cho các dây đàn có độ dài, kích thước khác nhau đảm bảo rằng các dây vẫn giữ tune chuẩn với nhau. Ngựa đàn trên guitar điện thường cho phép điều chỉnh để các nốt nhạc tại các phím trên toàn bộ chiều dài của cần đàn đều chuẩn. Ngựa đàn còn cho điều chỉnh độ cao dây đàn so với mặt phím, thường gọi là action của cây đàn, action càng thấp thì càng dễ chơi, tuy nhiên nếu thấp quá sẽ gây ra âm thanh rè.

Một số ngựa đàn tích hợp thanh whammy bar (cần nhún) cho phép người chơi tăng hoặc giảm độ căng dây, tạo hiệu ứng ngân vang bằng cách di chuyển cần nhún khiến cho ngựa đàn di chuyển lên hoặc xuống. Với những người mới bắt đầu không nên mua đàn guitar điện có cần nhún vì khó chỉnh và thậm chí việc thay dây đàn cũng rất khó khăn với những ai chưa có kinh nghiệm. Mặt khác, ngựa đàn cố định sẽ phù hợp với những người mới bắt đầu hơn khi quyết định mua đàn guitar điện vì nguyên tắc hoạt động của nó tương tự như trên những cây guitar acoustic.

Lựa chọn Pick-up

Bên cạnh dáng đàn thì pick-up là yếu tố quan trọng trong việc quyết định mua đàn guitar điện. Pick-up có cấu tạo nam châm với 6 cực tương ứng 6 dây đàn guitar, được bao bọc bởi hàng ngàn vòng dây đồng. Khi dây đàn được đánh, dao động của dây đàn làm gián đoạn từ trường được tạo ra bởi các cực, từ đó tạo một tín hiệu điện truyền đến bộ khuếch đại và chuyển thành sóng âm thanh.

Các loại pick-up thường thấy trên guitar điện:

Single-coil: Thiết kế pick-up cơ bản và được thiết kế đầu tiên trên thế giới là single-coil. Được cấu tạo từ một lõi nam châm được quấn dây đồng xung quanh, single-coil cho âm thanh sáng, thanh nhưng thường tạo ra âm thanh “hum” (nhiễu) và bị ảnh hưởng bởi từ trường.

Humbucker: được thiết kế để loại bỏ âm thanh “hum” mà single-coil mang lại và bên cạnh đó cung cấp âm thanh đặc trưng của riêng mình. Vì thế, humbucker thường có âm thanh dày, lớn, ấm hơn so với single-coil.

P90: là một loại pick-up single-coil nhưng có cấu tạo rộng và ngắn hơn những loại single-coil khác. Khiến cho âm thanh nó tạo ra ấm, ít sáng và gai góc hơn.

Active: Sử dụng pin để vận hành và kết hợp một preamp để điều chỉnh âm sắc, pick-up này cho ra âm thanh trong trẻo và âm lượng cao hơn.

Bạn cần lưu ý đến vị trí của pick-up khi mua đàn guitar điện bởi nó có tác động đáng kể đến âm thanh mà nó tạo ra. Pick-up nằm ở ngựa đàn (bridge pick-up) cho âm thanh treble thanh và sáng hơn, trong khi pick-up nằm gần cần đàn (neck pick-up) mang đặc trưng âm thanh ấm và dày thích hợp cho lối chơi rhythm. Hầu hết, những cây đàn với nhiều pick-up sẽ có một switch (3 chiều cho đàn 2 pick-up và 5 chiều cho đàn 3 pick-up), người chơi có thể lựa chọn cũng như kết hợp hai hoặc nhiều pick-up cùng một lúc tùy thuộc vào loại đàn. Ngoài ra, các cây đàn guitar điện sẽ có các nút điều khiển âm lượng và tone.

Chất liệu làm guitar điện

 

Dây đàn của guitar điện được làm bằng thép, hợp kim của kim loại hoặc niken, chất liệu sử dụng để làm dây guitar điện hầu hết phải đảm bảo có từ tính tốt nhất. Chất liệu sản xuất dây đàn sẽ ảnh hưởng đến việc tạo âm cũng nhưchất lượng âm thanh của đàn nên bạn cần xem xét trước khi mua đàn guitar điện.

Các bộ phận chính của đàn như phần thùng đàn, cần đàn và đầu đàn sẽ được làm bằng gỗ, tùy thuộc vào đặc điểm thiết kế của từng cây đàn cũng như yêu cầu về âm thanh mà loại gỗ sử dụng cho các bộ phận là khác nhau. Một số loại gỗ thường sử dụng để sản xuất guitar điện như: gỗ đoạn, gỗ tống quán sủi, gỗ thông, gỗ gụ, gỗ koa, gỗ hồ đào…

Trên đây là một số thông tin cơ bản khi mua đàn guitar điện mà Minh Phụng Music muốn chia sẻ. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chọn cho mình một cây guitar điện phù hợp. Nếu bạn còn băn khoăn trong việc mua đàn guitar điện thì hãy đến các showroom của Minh Phụng Music để trải nghiệm trực tiếp những dòng đàn guitar điện chất lượng nhất. Ngoài ra bạn sẽ được tư vấn tận tình và hưởng các chế độ bảo hành cùng hậu mãi uy tín.

Thông tin liên hệ

Hotline:0919768606

Facebook: Minh Phụng Music