Nhịp và phách trong một bản nhạc và những điều bạn cần biết

Nhịp và phách là 2 yếu tố quan trọng của nhạc lý. Nắm vững được hai phần này sẽ giúp bạn quyết định đến cách bạn đàn hát một bản nhạc đó như thế nào. Cùng tìm hiểu những điều bạn cần biết về nhịp và phách trong một bản nhạc dưới đây để học nhạc lý hiệu quả nhé!

Phách trong một bản nhạc

Phách là gì?

Phách là những quãng đều nhau trong một nhịp của bản nhạc. Mỗi ô nhịp sẽ có cả phách mạnh và phách nhẹ. Các loại nhịp phách thường thấy chẳng hạn như: 2/4, 3/4, 4/4… Thông qua phách của một bài nhạc, bạn cũng có thể định hình rõ ràng về phong cách cũng như nhịp điệu của bài hát một cách chính xác hơn.

Nhịp trong một bản nhạc

Nhịp là khoảng thời gian chia đều nhau của một bản nhạc, nhịp nằm giữa 2 vạch nhịp. Với những bạn chỉ học đệm hát đơn thuần, nhịp về cơ bản sẽ là khoảng thời gian bạn chơi một hợp âm đơn. Những người học nâng cao lên một chút, sẽ gặp trường hợp có 2 đến 3 hợp âm trong một nhịp. Nắm bắt được hợp âm sẽ giúp các bạn chuyển giữa, các hợp âm mượt mà và chính xác hơn rất nhiều.

Trong bài nhạc sẽ có cả nhịp đơn và nhịp kép:

Nhịp và phách
Nhịp trong bản nhạc

Nhịp đơn

Nhịp đơn là loại nhịp có một phách mạnh trong một ô nhịp.

Ví dụ:

Nhịp 2/4: có 2 phách, phách đầu mạnh, phách sau nhẹ.

Nhịp 3/4: có 3 phách, phách đầu mạnh, 2 phách sau nhẹ.

Nhịp kép

Nhịp kép là loại nhịp có từ 2 phách mạnh trở lên, nhịp kép có thể do 2 hay nhiều nhịp đơn tạo thành.

Ví dụ:

Nhịp 4/4 là loại nhịp kép 4 phách:

  • Phách đầu mạnh
  • Phách hai nhẹ.
  • Phách 3 mạnh vừa.
  • Phách 4 nhẹ.

Nhịp 6/8 là loại nhịp kép 6 phách gần giống như 2 nhịp 3/8 cộng lại.

  • Phách 1 mạnh
  • Phách 2 & 3 nhẹ.
  • Phách 4 mạnh vừa
  • Phách 5  & 6 nhẹ.

Giá trị nhịp và phách thường không thay đổi ở mỗi bản nhạc. Tuy nhiên một số thể loại âm nhạc phức tạp như: jazz, fusion, progressive rock … sẽ có sự thay đổi nhịp và phách.

        >>> Tham khảo thêm: Top 7 cây đàn Guitar Bass được ưa chuộng nhất hiện nay, ưu đãi 30%

Chỉ số nhịp

Chỉ số nhịp là 1 cặp số viết như 1 phân số ở đầu mỗi bản nhạc. Con số phía trên chỉ số phách trong một ô nhịp, thể hiện một nhịp của bản nhạc được chia làm mấy phần. Trị số bên dưới chỉ “giá trị” mỗi phách bằng bao nhiêu phần của một nốt tròn. Tương ứng với 2 là ½ nốt tròn (hay một nốt trắng), 4 là ¼ nốt tròn (hay 1 nốt đen), 8 là ⅛ nốt tròn (hay 1 nốt móc đơn)…

Chỉ số nhịp trong bản nhạc

Thông thường mỗi bản nhạc sẽ chỉ sử dụng 1 chỉ số nhịp. Nhưng cũng có bài nhạc sử dụng đến 2-3 chỉ số nhịp. Mục đích của điều này đó là tác giả muốn tăng sự phấn khích cũng như thay đổi tâm trạng người nghe trong suốt bản nhạc. Việc này cũng giúp cho bản nhạc có thêm điểm nhấn tinh tế cho tác phẩm.

Hướng dẫn phân biệt giữa nhịp và phách trong đệm hát

Để phân biệt được nhịp và phách, bạn cần chú ý những điểm sau:

– Đối với nhịp: Khi nghe một bản nhạc, hay một bài hát ta sẽ thấy cách một khoảng thời gian đều nhau sẽ có một tiếng đệm mạnh, hay một tiếng trống đệm theo. Khoảng thời gian đều nhau giữa tiếng mạnh trước với tiếng mạnh sau trong bản nhạc gọi là nhịp.

Để phân biệt nhịp với nhau người ta dùng 1 vạch thẳng đứng trên khuông nhạc gọi là vạch nhịp. Khoảng cách giữa 2 vạch nhịp gọi là ô nhịp hoặc nhịp trường canh. Kết thúc 1 đoạn nhạc người ta dùng khóa nhịp, hoặc vạch nhịp.

– Đối với phách. Mỗi nhịp sẽ có phách mạnh và nhẹ. Để nhận biết thì thông thường phách mạnh sẽ nằm ở đầu ô nhịp. Phách có thể chia làm nhiều phần nhỏ hơn một nốt nhạc, hoặc có thể có nhiều phách trong một hình nốt nhạc. Nhờ có phách người ta mới phân biệt được các nhịp khác nhau, số lượng phách sẽ phụ thuộc vào chỉ số nhịp.

Hy vọng bài viết chúng tôi cung cấp trên đây đã giải đáp cho bạn những hiểu biết về nhịp và phách. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Minh Phụng qua số Hotline: 0919 768 606

>> Xem thêm: Mẹo học nhạc lý guitar hiệu quả cho người mới học