Học chơi đàn organ như thế nào mới hiệu quả? Xem ngay bài viết dưới đây để được hướng dẫn những mẹo học đàn organ hiệu quả cho người mới bắt đầu nhé!
Các mẹo học chơi đàn Organ dành cho người mới bắt đầu
Nắm vững kiến thức nhạc lý
Kiến thức nhạc lý được coi là những kiến thức nền tảng, quyết định đến quá trình học và nâng cao khả năng chơi đàn organ sau này. Để có thể học tốt các kiến thức nhạc lý, bạn có thể chủ động tìm hiểu ở nhà. Ngoài ra nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc đọc hiểu nhạc lý, bạn cũng có thể lựa chọn đến trường lớp dạy âm nhạc để có thể trau dồi khả năng nhạc lý của mình.
Trau dồi khả năng cảm âm
Không chỉ cần một đôi bàn tay linh hoạt để chơi nhạc, bạn cần phải có một đôi tai nhạy để cảm âm và phối hợp âm. Để tăng khả năng cảm âm cho người mới bắt đầu, hãy thường xuyên nghe những bài hát đơn giản, tập trung vào những giai điệu, nốt nhạc, âm sắc, cường độ. Việc này sẽ giúp bạn giải mã hợp âm và nắm bắt được cảm xúc trong bản nhạc.
Bạn có thể tự mình trau dồi khả năng cảm âm bằng cách:
+ Tập luyện và dò những quãng âm, hợp âm trên các tone
+ Chia bài hát từng phần nhỏ và nhờ sự hỗ trợ của phần mềm
+ Biến cảm âm thành một phần của những buổi tập đàn
Và quan trọng hơn hết là bạn phải thật sự kiên nhẫn và đam mê để có thể tự tạo ra những bản
nhạc theo ý muốn của mình trong tương lai.
Luyện chơi đàn Organ hàng ngày
Cách học chơi đàn organ hiệu quả cho người mới bắt đầu luôn là việc luyện chơi đều đặn, hằng ngày. Bạn hãy dành thời gian 1 – 2 tiếng mỗi ngày cho việc ôn và tập luyện các kiến thức. Hãy bắt đầu bằng việc luyện ngón 2 tay, chạy rải trên các phím đàn trước. Đồng thời, đọc nhẩm giai điệu và nốt nhạc trước khi tập. Khi mới chơi bạn nên tập từ chậm đến nhanh và điều quan trọng là đúng nhịp. Chú ý rằng mắt luôn luôn nhìn bản nhạc, tai lắng nghe và chân dậm nhịp.
Các bước học chơi đàn Organ cơ bản
Học tư thế ngồi chơi đàn
Đây là tư thế ngồi chơi đàn organ chuẩn nhất, bạn cần phải tuân thủ nó để tránh dẫn đến những vấn đề về sức khỏe khi tập luyện lâu dài.
Học cách nhớ 7 nốt nhạc trên phím đàn
Đàn organ là một loại đàn không cố định về số lượng phím. Mỗi cây đàn organ sẽ có ít nhất là 25 phím và nhiều nhất là 88 phím.
Trên phím đàn organ có phím là phím trắng và phím đen. Các phím trắng nằm cạnh nhau liên tiếp còn các phím đen được chia thành từng cụm, cụm 2 phím và cụm 3 phím. Nốt ở giữa cụm 2 phím đen là nốt Rê, nốt bên trái nốt Rê là nốt Đô, nốt bên phải nốt Rê là nốt Mi. Ở cụm 3 phím đen, nốt đầu tiên là FA, nốt tiếp theo là SOL, tiếp nữa là LA và cuối cùng là SI.
Nhận biết 7 nốt nhạc trên khuôn nhạc
Trong âm nhạc có 7 nốt nhạc gồm: Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si. Một khuông nhạc sẽ có 5 dòng kẻ. Những nốt nhạc sẽ nằm trên dòng kẻ nhạc hoặc nằm trong khe giữa 2 dòng kẻ.
Ta tính theo thứ tự của 7 nốt nhạc đó là DO – RE – MI – FA – SOL – LA – SI, đây là thứ tự bất di bất dịch của 7 nốt nhạc, nó giống như thứ tự của số tự nhiên 1-2-3-4-5-6-7 vậy.
Nắm vững cách tính nhịp trên đàn Organ
Có 7 dấu trường độ phổ biến, đó là nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, móc kép, móc ba và móc tư.
Có 7 dấu ngưng nghỉ được dùng trong khuông nhạc. Cách giữ nhịp hiệu quả nhất là bạn tay đánh đàn, miệng đọc nốt theo và chân giữ theo nhịp.
Trên đây là những cách giúp bạn học chơi đàn organ nhanh chóng và hiệu quả. Mong rằng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn.
>> Xem thêm: 8 bài luyện ngón đàn Piano dành cho người mới bắt đầu