Khám phá quy trình phục hồi đàn piano cơ cũ tại Minh Phụng Music. Tìm hiểu cách mà các bộ phận quan trọng được phục hồi trong quy trình sửa chữa đàn piano cơ giúp đàn trở lại trạng thái như mới.
Đối với đàn Piano cũ được nhập khẩu về Việt Nam, để đảm bảo đàn hoạt động tốt thì việc phục hồi đàn piano cơ cũ là vô cùng cần thiết. Vậy, theo tiêu chuẩn Minh Phụng Standards, những bộ phận nào cần được phục hồi và xử lý? Hãy cùng khám phá bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy trình sửa chữa đàn piano cơ.
1. Ngoại Quan Đàn.
Sau quá trình sử dụng và vận chuyển từ Nhật Bản về Việt Nam, việc nước sơn bên ngoài của đàn có nhiều khiếm khuyết là điều không thể tránh khỏi. Chưa kể việc thay đổi môi trường khí hậu cũng là nguyên nhân phần nào gây ra các sự biến đổi lớp sơn, làm chúng mất đi vẻ đẹp vốn có. Chính vì vậy, một trong những tiêu chí hàng đầu của Minh Phụng Standards; là quá trình xử lý phục hồi vẻ đẹp bên ngoài cho đàn piano cơ cũ:
- Thùng đàn và các chi tiết vỏ đàn sẽ được kiểm tra ghi nhận chi tiết các lỗi, vết trầy nứt, cũng như các khiếm khuyết khác ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ của đàn. Sau đó là quy trình xử lý qua nhiều công đoạn: từ xả nhám, xử lý bề mặt gỗ, sơn phủ đa tầng bằng nhiều chủng loại vật liệu sơn, lớp phủ lót cho đến đánh bóng thô – đánh bóng tinh hoàn thiện.
- Kết quả cuối cùng là thùng đàn và các chi tiết gỗ có độ bóng hoàn hảo gần như một cây đàn mới.
2. Bộ máy đàn (Action) – Phục hồi độ nhạy và độ chính xác.
Bộ máy đàn là phần quan trọng nhất trong quy trình phục hồi đàn piano cơ cũ, giúp chuyển tải lực tác động từ phím đàn đến búa và tạo ra âm thanh. Sau một thời gian sử dụng, các bộ phận trong bộ máy có thể bị hao mòn, hư hại dẫn đến âm thanh và cảm giác phím không còn chính xác:
- Dây giật có thể bị giãn, gây ảnh hưởng đến việc truyền lực từ phím đến búa. Việc thay mới toàn bộ sẽ đảm bảo độ nhạy và độ chính xác của từng phím.
- Chỉ đàn cũng cần được thay mới để đảm bảo việc truyền lực từ phím đến búa được đồng đều và chính xác.
- Spoon damper, backcheck hay các khớp nối cơ học có thể bị biến đổi theo thời gian. Phục hồi các bộ phận này giúp phản hồi chính xác lực tác động từ người chơi, mang lại âm thanh rõ ràng và sắc nét cũng như cảm giác phím đạt được độ nhạy tối ưu nhất.
Kỹ thuật sửa chữa đàn piano cơ khi canh chỉnh phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt các thông số chính hãng cho từng model đàn chuyên biệt.
2. Búa đàn (Hammers) – Phục hồi độ mượt mà và chính xác.
Búa đàn sẽ bị mòn và giảm độ chính xác sau thời gian dài sử dụng, dẫn đến âm thanh không còn đồng đều, hoặc biến đổi âm sắc so với âm thanh nguyên bản khi xuất xưởng ban đầu. Do vậy việc xử lý búa đàn trong quy trình phục hồi đàn cơ luôn là khâu cực kỳ quan trọng:
- Mài lại búa về hình dạng chuẩn và có độ chính xác cao cho âm thanh trở nên rõ ràng và sắc nét sau quá trình phục hồi đàn piano cơ cũ.
- Sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để tiến hành bước voicing nhằm tái tạo lại âm thanh ổn định đồng đều vốn có của đàn.
3. Dây đàn (Strings) – Phục hồi chất lượng âm thanh.
Dây đàn sau thời gian dài sử dụng bị rỉ sét và tuôn (giãn) dây khiến âm thanh không còn rõ ràng. Chúng tôi sẽ kiểm tra, phục hồi và tuning theo tiêu chuẩn của hãng để đưa về âm thanh nguyên bản. Đối với các dây đàn không đạt tiêu chuẩn, bắt buộc thay mới bằng dây chuẩn chính hãng hoặc tương đương để đảm bảo chất lượng âm thanh được tốt nhất.
4. Phím đàn (Keys) – Tinh chỉnh độ mượt mà và độ nhạy.
Phím đàn bị mòn và mất độ chính xác là một trong những bộ phận cần sự tỉ mỉ và cẩn thận nhất trong suốt quá trình sửa chữa đàn piano cơ. Một vài bước trong quy trình phục hồi đàn piano cơ cũ cho phím như sau:
- Đầu tiên là dán gót phím, phải sử dụng keo có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt, giúp giữ chặt gót phím không bị bong tróc xê dịch trong suốt quá trình sử dụng.
- Tiếp đến là quy trình mài dũa lại phím theo từng lớp mỏng, đảm bảo không mài mòn quá mức làm mất đi độ chính xác của phím. Các phím này sẽ được vệ sinh và đánh bóng hoàn chỉnh trước khi lắp đặt vào đàn.
- Các phím đàn sẽ được kiểm tra các chốt cân bằng và xử lý độ rơ các chốt giữ theo quy chuẩn, quy định từ hãng sản xuất dành cho từng model đàn.
5. Tuning Pin và Chốt đàn (Pinblock) – Đảm bảo âm thanh chính xác.
Tuning pin và pinblock là những bộ phận quan trọng giúp giữ độ căng cho dây đàn. Những bước phục hồi đàn piano cơ cũ về mặt âm thanh như sau:
- Kiểm tra vệ sinh và điều chỉnh khả năng giữ dây của tuning pin, giúp âm thanh của đàn ổn định và chính xác, tránh bị sai dây sau khi sử dụng lâu dài.
- Kiểm tra pinblock và bảo dưỡng để đảm bảo khả năng giữ chặt các tuning pin.
6. Pedal – Phục hồi tính chính xác và độ nhạy.
- Đánh bóng pedal giúp phục hồi bề mặt kim loại và đảm bảo tính thẩm mỹ của pedal.
- Kỹ thuật viên sửa chữa đàn piano cơ sẽ điều chỉnh áp lực pedal để đảm bảo không bị cứng hay lỏng lẻo, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người chơi.
Việc phục hồi đàn piano cơ cũ là một quá trình đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ thuật cao. Trong quy trình sửa chữa đàn piano cơ, đàn phải thông qua 40 tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt của Minh Phụng Standards trước khi xuất xưởng. Sau khi được phục hồi đúng cách, cây đàn sẽ đạt được chất lượng âm thanh và cảm giác chơi không kém gì đàn mới, thậm chí còn có những ưu điểm riêng về âm sắc và độ ổn định.
Bạn đang tìm kiếm một cây đàn piano cơ cũ? Hãy để chúng tôi giúp bạn tìm một cây đàn phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng cao nhất – Minh Phụng Standards!